Tìm hiểu các loại Hosting khác nhau và cách chọn Hosting tốt nhất

Trong bài viết trước – “Hosting là gì?“, mình đã giới thiệu với các bạn về các loại hosting khác nhau dưới đây:

  1. Hosting miễn phí – Free Hosting
  2. Hosting chia sẻ: Shared Hosting
  3. Máy chủ ảo -Virtual Private Server – VPS
  4. Máy chủ riêng – Dedicated Server
  5. Hosting tối ưu cho WordPress

Với đa số mọi người, đặc biệt là blogger không rành kỹ thuật, các bạn thường chỉ cần quan tâm hai loại: Hosting miễn phí và Hosting chia sẻ. 3 loại cuối cùng trong danh sách là các lựa chọn nâng cao chỉ dành cho các bạn nắm rõ kiến thức quản trị máy chủ, hệ thống.

hosting

Trong bài viết này mình sẽ phân tích sự khác nhau của từng loại hosting khác nhau, ưu và nhược điểm của mỗi loại để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới hosting rất đa dạng hiện nay.

1. Hosting miễn phí – Free Hosting

Hosting miễn phí chắc chắn là lựa chọn yêu thích nhất của các bạn mới bắt đầu. Miễn phí mà! Ai mà chẳng thích! 

Tuy nhiên, mình khuyến cáo các bạn không nên sử dụng các loại hosting miễn phí này. Bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều thứ khi sử dụng hosting miễn phí: tốc độ, dung lượng,…Tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giới thiệu hình ảnh của bạn đến với cộng đồng, khách sẽ có xu hướng rời bỏ trang web của bạn khi phải chờ quá 3 giây.

Ngoài ra, bạn còn phải đối diện với rủi ro mất dữ liệu thường trực. Một khi nhà cung cấp đóng cửa, công sức xây dựng website của bạn sẽ có nguy cơ đổ sông đổ biển hết. Đồ chùa thường không bền đâu!

Sử dụng hosting miễn phí giống như bạn đi bán hàng trên vỉa hè (miễn phí) Nếu bị chủ nhà hoặc công an xua đuổi, bạn phải nhanh lập tức dọn hàng đi chỗ khác nếu không muốn bị tịch thu và mất trắng.

Nếu bạn thực sự muốn đầu tư viết blog hoặc làm một website cá nhân chuyên nghiệp, hãy cân nhắc đầu tư một gói Hosting trả phí. Còn nếu bạn chỉ thích làm blog cho vui hoặc muốn tự học lập trình, thiết kế web, Hosting miễn phí là sự lựa chọn hợp lý.

Các dịch vụ hosting miễn phí các bạn có thể tham khảo:

2. Hosting chia sẻ – Shared Hosting

Shared hosting được vận hành trên một hệ thống máy chủ lớn gồm rất nhiều ổ cứng chứa dữ liệu. Các công ty hosting sẽ chia nhỏ tài nguyên trên các máy chủ này để cung cấp cùng lúc cho nhiều khách hàng. Tài nguyên của máy chủ sẽ được chia sẻ giữa các khách hàng với nhau. Vì thế mới có tên gọi Shared Hosting – Hosting chia rẻ.

  • Ưu điểm: chi phí thuê host rẻ, bảo đảm được tốc độ và được hỗ trợ khi có sự cố.
  • Khuyết điểm: do các tài khoản chia sẻ tài nguyên máy chủ với nhau nên chỉ cần một tài khoản khác nằm cùng hệ thống gây quá tải, các tài khoản khác sẽ bị ảnh hưởng theo.

Shared Hosting là dịch vụ hosting quen thuộc nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nhất là trong cộng đồng các blogger. Nếu bạn mới bắt đầu làm web, mình khuyến khích bạn nên sử dụng Shared Hosting.

Các dịch vụ shared hosting chất lượng nhất hiện nay:

3. Máy chủ ảo – Virtual Private Server

Máy chủ áo – Virtual Private Server, hay còn được gọi tắt là VPS vốn chỉ quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình… Việc sử dụng VPS không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ.

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng.

  • Ưu điểm: Do mỗi máy chủ ảo là một hệ thống riêng biệt nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi tác động từ các tài khoản khác (quá tải, bị hack,…) VPS cho hiệu năng cao hơn nhiều lần so với Shared hosting.
  • Khuyết điểm: VPS sẽ đòi hỏi bạn phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật…để có thể tối ưu và bảo vệ website của bạn một cách tốt nhất.

VPS là sự lựa chọn tối ưu cho các bạn blogger chuyên nghiệp và các nhà phát triển web nhờ bảo đảm tốc độ tối ưu nhất trong khi vẫn duy trì mức giá không quá cao so với thuê máy chủ riêng.

Các dịch vụ VPS nổi tiếng nhất hiện nay:

4. Máy chủ riêng – Dedicated Server

Máy chủ riêng là dịch vụ cao cấp nhất và tốn kém nhất trong số các dịch vụ hosting hiện nay.

Khi thuê máy chủ riêng, bạn sẽ sở hữu toàn bộ máy chủ vật lý thay vì chỉ sở hữu một phần như khi sử dụng VPS. Bạn sẽ có toàn quyền quản lý máy chủ này theo ý của bạn, đồng thời bạn sẽ tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc quản lý và tối ưu nó. Do đó đừng ngạc nhiên khi giá của dịch vụ này lên đến vài trăm hoặc vài ngàn $/tháng.

Máy chủ riêng phù hợp với các công ty, tập đoàn hoặc các trang web nổi tiếng có lưu lượng truy cập lớn. Bạn cũng có thể thuê máy chủ riêng để mở dịch vụ VPS, hoặc shared hosting cho người khác thuê lại tài nguyên của bạn.

Mình không nghĩ bạn sẽ cần phải sử dụng đến dịch vụ này đâu.

5. Hosting tối ưu cho WordPress

Hosting tối ưu cho WordPress là một khái niệm mới ra đời gần đây. Dịch vụ này hướng đến các website xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở WordPress.

  • Ưu điểm: Hỗ trợ tốt, không đòi hỏi kiến thức quản trị máy chủ. Tốc độ rất nhanh, bảo mật tốt.
  • Khuyết điểm: Giá rất cao so với Shared Hosting hay VPS. Bị hạn chế một số plugin nhất định để không ảnh hưởng đến hệ thống chung.

Các dịch vụ Hosting tối ưu cho WordPress:

Dịch vụ này phù hợp với các blogger chuyên nghiệp không muốn bận tâm về kỹ thuật, các trang web lớn được xây dựng bằng WordPress.

Lời kết

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quát về thế giới hosting hiện nay và đã giúp bạn lựa chọn loại hosting nào phù hợp với nhu cầu của mình.

Nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy đặt câu hỏi bên dưới nhé, mình sẽ sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong phạm vi kiến thức cho phép.


Nhớ chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích cho mọi người nhé!

Nếu bài viết của mình mang đến thông tin, kiến thức hữu ích cho bạn, đừng ngại mời mình ly bia để có thêm động lực chia sẻ nhiều hơn nữa. Cám ơn bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *